- Theo Hương Trà vì
: “Sư Thông Lạc tự cho mình là ALaHán, là Phật, là trên hết không còn
ai hơn mình. Chỉ sư mới là chính phái, tất cả còn lại đều là tà hết. Một
bậc ALaHán không thể nào có những lời phân biệt thế này thế nọ, thấy
cái này sai, cái kia đúng. Một bậc ALaHán không thể nào có những lời hằn
học, những lời mạ lị, mạt sát người khác hay môn phái khác. Theo tâm lý
học người đời, ai cũng biết người nào nói tâm tôi thanh tịnh là người
đó tâm còn ô nhiễm. Ai cũng biết người nào còn thấy mình tu chứng quả
ALaHán là người đó chưa chứng quả ALaHán. Ai cũng biết người nào còn tâm
phân biệt, chống đối các pháp môn khác là người đó chưa chứng đắc.
Người nào còn thấy mình đúng, người khác sai là người đó chưa chứng đắc.
Điều này thật hiển nhiên.”
- Theo Tỳ Kheo Pháp Hiền vì
: “Thông Lạc tuyên bố là đã “đắc Tứ Thiền” thì: Theo chỗ tôi biết, mà
trong Tạng kinh Pali cũng có ghi rõ (không nhớ chính xác ở kinh nào,
trang nào” đại khái rằng: khi một vị Tỳ kheo đắc “Tứ Thiền” thì vị Tỳ
kheo ấy không biết được điều đó. Vì, nếu người ấy biết thì câu hỏi đặt
ra là: “Ai biết?” Tức là còn “chủ thể” đang biết và còn “đối tượng” được
biết. Cũng tức là cái “bản ngã” vẫn còn chình ình đó. Cho nên lời tuyên
bố của HT. Thông Lạc nêu trên, nên để trong dấu ngoặc.”
- Theo Bảo Như vì:
“Có thể nhờ kinh nghiệm tu tập của tự thân, cộng với sự nôn nóng để mau
được chứng quả nên tự hành xác một cách quá đáng, khiến nhiều người có
thể bị “tẩu hỏa nhập ma”, sanh tâm cuồng loạn, nên mới có những ngôn ngữ
và hành động hủy Phật báng Pháp như thế. Có thể thầy TL đã rơi vào
trường hợp này.”
- Theo trang chủ www.youtube.com tường
thuật sự việc “Tìm kiếm vợ tại Tu Viện” viết vào ngày 05/04/2009, kèm
theo video cho rằng: “Thích Thông Lạc tự xưng mình là bậc ALaHán để hù
dọa thiên hạ. Ông là bậc lừa thiên hạ cao tay ấn nhất.”
-
Thấy Phật tử tu theo thầy Thông Lạc khá đông, một số người nghi ngờ:
“Thầy Thông Lạc tu Mật Tông, dùng bùa chú làm mê hoặc, điều khiển mọi
người”.
Nhận
định của Hương Trà, Pháp Hiền và Bảo Như về thầy Thông Lạc trích trên
mạng Internet trang mục Hộ Pháp - Thư viện Hoa Sen, theo thư ngỏ của Ban biên tập đề
ngày 16/06/2003 tức là cách nay gần 7 năm. Những bài viết của các bạn
rất hay, nghị luận rất sắc bén và rất có sức thuyết phục đối với những
người chưa biết gì về thầy Thông Lạc làm cho người ta sợ không dám tu.
Đọc những bài viết đó mà tôi có cảm tưởng: Các bạn rất am hiểu kinh điển
đạo Phật và nhất là quả vị ALaHán. Tôi là độc giả của các bạn. Sau khi
đọc những bài viết có vài điều tôi xin trao đổi với các bạn như sau:
1.
Nói về ALaHán sao Hương Trà không nói: Theo kinh nghiệm tu tập của tôi
hay của thầy tổ, huynh đệ tôi mà lại nói: “theo tâm lí học”? Bạn đem “tâm lí học người đời” để bàn luận tâm Thánh thì mức chính xác là bao nhiêu phần trăm?
2. Tỳ Kheo Pháp Hiền chưa tu chứng đạo mà sao dám dựa vào “chỗ tôi biết” và Tạng kinh Pali (không nhớ trang nào, kinh nào) để
luận bàn về “Tỳ kheo chứng đắc Tứ Thiền”? Mình nói lời nào thì phải
chịu trách nhiệm lời nói đó. Cho nên mình biết chính xác thì nói, còn
không biết thì nên im lặng để tránh trường hợp “há miệng mắc quai”.
3. Bạn Bảo Như tiếp xúc với thầy Thông Lạc được bao nhiêu lần mà bạn lại bảo Thầy bị “tẩu hỏa nhập ma” tức
là người không được bình thường? Bạn có biết những người tu theo thầy
Thông Lạc khá đông trong đó có những tu sĩ là bậc Hòa Thượng, Đại Đức và
cư sĩ thuộc tầng lớp tri thức? Chẳng lẽ tất cả đều bị mê mờ tâm trí dễ
dàng tin lời nói của một tu sĩ bị “tẩu hỏa nhập ma?" Nhà Xuất bản Tôn
giáo, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin khi duyệt và cho xuất bản những
quyển sách của thầy Thông Lạc lẽ nào không đọc, không suy nghĩ, không
bàn luận với nhau? Sự hiểu biết của những người làm việc trong Nhà Xuất
bản không bằng bạn sao?
4. Trang chủ www.youtube.com xem
thường các cấp chính quyền và Pháp luật nên mới có những lời nói cho
rằng chính quyền địa phương nhận tiền hối lộ, dung túng, bao che thầy
Thông Lạc lừa đảo thiên hạ, nên mới có hành động tự ý vào khám xét tu
viện khi chưa được sự cho phép của viện chủ hoặc chính quyền.
Bạn
có biết Hiến Pháp 1992, Điều 73 quy định: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người
đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”. Bạn có biết
để được vào trong tu viện tìm kiếm vợ mình bạn phải thông qua những bước
nào không? Đầu tiên bạn phải thông qua với thầy Viện chủ. Nếu người
quản lí không cho bạn gặp thầy Viện chủ mà có những lời nói, hành động
xúc phạm nhân phẩm, thân thể của bạn thì bạn làm tờ tường trình gửi
chính quyền địa phương. Nếu chính quyền địa phương không xử lí thì bạn
gửi thư cho đài truyền hình, đài truyền thanh hoặc gửi đơn kiện cho các
cấp chính quyền cao hơn nhờ xem xét, giải quyết vụ việc của bạn.
Đọc bài viết “Chùa am thầy Thông Lạc”
nghe bạn kể việc tìm vợ mà tôi xót thương! Vợ bạn đã rời khỏi tu viện
lúc nào mà tại sao người quản lí tu viện lại không báo tin cho bạn biết.
Thật thiếu trách nhiệm phải không bạn? Nhưng tôi nhớ bạn đi tìm vợ đâu
phải tìm con. Vợ bạn năm nay bao nhiêu tuổi, sống với bạn bao nhiêu năm
mà lại không biết đường về nhà để bạn tìm kiếm nhọc nhằn như vậy? Nhiều
người khi ngộ đời là bể khổ, là trói buộc thì muốn nương vào đạo Phật để
tìm cầu sự giải thoát. Tuy nhiên, họ không đi tu được vì nặng ái kiết
sử với người thân trong gia đình. Còn vợ bạn dễ dàng cắt sợi dây ái kiết
sử với chồng mà đi tu thì bạn cũng nên xét lại trách nhiệm làm chồng và
tình cảm của mình đã dành cho vợ như thế nào? Tại sao vợ bạn rời tu
viện Chơn Như mà không tìm về gia đình? Bạn nói vợ bạn sau khi nghe thầy
Thông Lạc thuyết pháp thay đổi tính tình trở nên cọc cằn. Điều này phải
hỏi lại vợ bạn mới biết chính xác. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn một điều
là: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” (trước trách mình, sau trách người).
Bạn không am hiểu về đường lối tu hành của đạo Phật, nhất là giới luật
tu sĩ nên đặt nhiều vấn đề không đúng về thầy Thông Lạc. Bạn còn nghênh
ngang bảo rằng: “Thích Thông lạc tự xưng mình là bậc ALaHán để hù dọa thiên hạ. Ông là bậc lừa thiên hạ cao tay ấn nhất”.
Nhiều
sự việc bạn kể trong bài viết thiếu nhân chứng, thiếu dẫn chứng cụ thể
thì khó mà thuyết phục mọi người tin lời mình. Người ta xem video “Tìm
kiếm vợ tại tu viện”, nghe những lời bạn nói, đọc những câu mà bạn chú
thích xúc phạm nhân phẩm của người khác cũng hiểu được phần nào bản tính
ngang ngược của bạn. Nếu bạn cần đọc giả góp ý thì tôi sẽ chọn cho bạn
một độc giả là anh Bùi Thanh Hoàng (pháp danh Minh Điền) ở gần tu viện.
Anh Hoàng kể cho mọi người nghe qua một bài viết: “Bạn Thiên đã vào tu
viện năn nỉ người vợ hiền hãy thứ lỗi cho bạn vì trong những tháng năm
qua, bạn mải miết nhớ quê hương cực lạc ảo, đã xử sự bạc bẽo, đắng cay
với người chung chăn gối với mình…Tôi có được tập hồ sơ xin xuất gia của
cô Thảo vợ anh, cô có đủ cơ sở pháp lý về việc xuất gia theo ý nguyện
của mình như: Giấy thuận tình ly hôn vợ chồng anh cùng ký; Giấy của mẹ
cô Thảo cam kết với thầy viện chủ Thích Thông Lạc cho con đi xuất gia;
Giấy trình xuất gia có chữ ký của chánh quyền Phường nơi cư ngụ P9, Q6
của vợ chồng anh; Tờ tường trình của cô Thảo kể về nạn bạo hành gia
đình, nạn cha chồng bắt Thảo đấm bóp, massage, bị cưỡng bức, có giấy tờ
gởi gắm vợ của Thiên được bà Lâm Thị Thu người nhân chứng ký tên…
Thế
nhưng sau đó Thiên đến tu viện quậy phá nhiều lần, có những lời nói
thiếu văn hóa đạo đức và có hành vi thô bạo, hành hung những người có
mặt trong tu viện, tự do lục soát các am tu của quí ni cô, chưởi mắng
thầy Viện chủ, làm đơn tố cáo tu viện tà đạo, thầy Thích Thông Lạc thích
xài tiền của người khác… Đơn tố cáo, Thiên gửi nhiều Tòa soạn báo chí,
nhiều Cơ quan nhưng không ai tin nhận và đăng tải tư tưởng vô minh của
Thiên như người mù rờ voi, ếch ngồi đáy giếng về giáo pháp của đức Như
Lai. Nhiều lần Thiên bị phòng công an huyện Trảng Bàng mời lên làm việc
về lá đơn tố cáo sai sự thật, vi phạm pháp luật đối với tín ngưỡng và
nhiều cá nhân, trong đó có ý đồ bôi nhọ, xuyên tạc Thầy, Thiên còn vu
khống xã Gia Lộc bao che nơi tín ngưỡng chân chính (tu viện Chơn Như) và
vẫn làm tay sai, vẫn thói hư, tật xấu…”
Các
cấp chính quyền sẽ tổng hợp nhiều ý kiến của nhiều người trong đó có vợ
bạn thì mới làm sáng tỏ vụ việc của bạn để bạn không phải cất tiếng kêu
ai oán trên mạng Internet, để mọi người không hiểu lầm thầy Thông Lạc
là người đã gieo nỗi khổ cho bạn.
Những bạn nào nói thầy Thông Lạc tu Mật Tông thì bạn nên tìm hiểu cho rõ Mật Tông là gì? Cách thức tu tập như thế nào?
“Mật tông (mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ.”
Theo Thích Nữ Trí Hải : “Người
chọn mật tông để tu tập phải chấp nhận ba điều nguy hiểm có thể xảy đến
cho tính mạng: một là chết, hai là điên loạn, ba là trở thành phế nhân.
Một hành giả Mật Tông thường quán tưởng vị thần hộ mạng cho mình, ví dụ nữ thần
Tara hay Quan Âm Bồ tát. Sau khi
thiết lập một mandala (Tạng ngữ là kyilkhor) theo đúng nghi thức Mật
Tông, vị ấy ngồi trong thất niệm thần chú của vị ấy. Ví dụ với nữ thần
Tara là câu “OM TARE TUTARE TURE SVAHA”, tưởng tượng hình ảnh Ngài theo
các tượng tranh thường tạc vẽ, đang đứng ở chính giữa đàn tràng (mandala
này có thể treo trên vách hay đặt giữa nền nhà vừa tầm mắt nhìn). Nhiều
tháng, cả năm trôi qua trong sự trì chú và quán tưởng hình tượng một
cách nghiêm mật. Thỉnh thoảng vị thầy sẽ hỏi thăm tiến trình tu tập của
hành giả. Cuối cùng sẽ có một lúc hành giả thông báo cho vị thầy kết quả
sự quán tưởng của mình: đức Bồ tát đã xuất hiện giữa đàn tràng, nhưng
rất mờ ảo, và chỉ trong một lúc thì tan biến. Vị thầy khen ngợi đó là
dấu hiệu tốt, hãy tiếp tục quán tưởng cho đến khi hình ảnh hiện ra rõ
rệt hơn, và kéo dài lâu hơn. Môn sinh trở về tiếp tục quán. Một thời
gian rất lâu về sau, vị ấy cũng đạt được kết quả mong muốn: ấy là, vị Bồ
tát đã xuất hiện rất rõ nét giữa đàn tràng, và thường như luôn luôn
đứng đấy, dán chặt tại chỗ, không tan mất như trước. Vị ấy sung sướng
trình thầy kết quả ở giai đoạn hai này. Nhưng thầy lại bảo: “Tốt lắm,
song giờ đây con phải tiếp tục quán tưởng và cầu xin Ngài ban ân phước
cho con, bằng cách lấy tay rờ đầu thọ ký, và nói với con những lời phủ
dụ”.
Thế
là người môn đệ lại trở về với công việc niệm chú và quán tưởng y như
lời thầy chỉ dạy. Sau một thời gian, quả thật những gì vị ấy cầu mong
đều thành tựu: Bồ tát lấy tay sờ đầu mỗi khi y cúi lạy, và đôi mắt Ngài
trở nên linh động, môi mấp máy ban lời phủ dụ, làm cho hành giả vô cùng
hân hoan, tưởng đã đạt mục đích của sự quán tưởng. Nhưng khi trình lên
thầy kết quả này, ông ta lại đòi hỏi một bước kế tiếp, là hãy trở về
quán tiếp cho đến khi thấy vị Bồ tát bước ra khỏi đàn tràng, đi lui đi
tới trong am thất của hành giả. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong
việc tu tập, khi một vị thần bước ra khỏi đàn. Vì khi ra khỏi đàn, là có
nghĩa vị ấy không còn bị trói buộc. Nếu là hung thần, thì sự bước ra
khỏi đàn như vậy sẽ làm cho hành giả nguy khốn, vì thần ấy khi được tự
do sẽ phẫn nộ trừng phạt hành giả đã giam giữ ông ta. Trừ phi cao tay
ấn, đa số người tu Mật Tông bị chết hoặc điên loạn ở giai đoạn này. Bởi
thế, không bao giờ nên để cho một vị thần bước ra khỏi giới hạn đã dành
cho vị ấy…”
(Trích Tương quan giữa Thiền và Mật của Thích Nữ Trí Hải)
Đọc kinh sách của thầy Thông Lạc các bạn đã thấy Thầy bác bỏ những cái sai của Đại Thừa thì lẽ nào thầy lại tu tập Mật Tông “pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại Thừa”???
Trong Lời nói đầu Những Lời Gốc Phật Dạy tập I, Thầy nói: “Từ
cách thức tu tập đến cách thức sống hằng ngày đối với tất cả mọi hoàn
cảnh, mọi đối tượng đều đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh
thản, an vui và vô sự, lúc nào tâm hồn cũng bất động trước các ác pháp
và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sanh” thì Thầy không thể nào tu tập Mật Tông – Pháp môn đòi hỏi người tu chấp nhận 3 điều nguy hiểm đến tính mạng “một là chết, hai là điên loạn, ba là trở thành phế nhân”???
Thầy
nói Bồ tát Quán Thế Âm không có thực, là sản phẩm của tưởng tri, là con
đẻ của lòng tin những người cầu tha lực thì lẽ nào Thầy lại tu tập Mật
Tông – Pháp môn quán tưởng cần vị thần hộ mạng là Quán Âm Bồ tát???
Thầy
Thông Lạc thẳng thắn nói rằng: “Mật Tông là pháp môn tà thuật, huyễn
hoặc lường gạt tín đồ nhẹ dạ, ham mê thần thông, biến ông thầy tu thành
thầy phù thủy, thầy bùa, thầy pháp, v.v…”. Thế mà người ta lại bảo thầy
Thông Lạc tu Mật Tông, thật buồn cười!!!
Tóm lại, những lí lẽ mà các bạn đưa ra để thuyết phục mọi người “Đừng tin thầy Thông Lạc”. Tôi xin đặt một dấu chấm hỏi lớn (?) phía sau để chờ câu trả lời của những người có đầy đủ chánh kiến, thực tu, thực chứng.
Thầy Thông Lạc cũng thừa biết:
Tất cả những tập “Đường Về Xứ Phật” được đến tay quý vị và sẽ chia ra làm ba nhóm phật tử:
1-
Nhóm thứ nhất, cho chúng tôi còn mang bản ngã, tự cho mình là trên hết
không còn ai tu hơn mình, theo như kinh sách phát triển dạy: “Người còn
thấy mình tu chứng quả A La Hán [1] là
chưa chứng quả A La Hán; người mà hay chống đối các pháp môn khác là
người chưa chứng đắc; người còn thấy cái sai cái đúng, chưa vô phân biệt
là người chưa chứng đắc”.
2-
Nhóm thứ hai, là nhóm trung lập, ý của nhóm này khuyên chúng tôi, không
nên nói thẳng quá, đừng nói cái sai của người khác mà hãy nói cái gì
mình đã tu và thực hành được, đừng động đến kẻ khác, chỉ dạy những gì
mình biết, còn sai đúng mặc kệ họ.
3-
Nhóm thứ ba, nhóm này chấp nhận và nhận xét những lời chúng tôi nói là
đúng. Những cái sai không hợp lý trong kinh sách phát triển rất nhiều:
những điều mê tín, những điều phi đạo đức và những lý luận lừa đảo lường
gạt tín đồ, không thể kể hết được, cái lợi ích của kinh sách phát triển
giúp cho mọi người thì ít, mà tai hại cho người đời thì rất nhiều,
nhưng khéo che đậy bưng bít khiến mọi người khó thấy được. Cho nên, có
nhiều người lầm tưởng giáo pháp kinh sách phát triển làm lợi ích cho xã
hội. Nhưng sự thật không phải vậy, đó chỉ là những bức màn “Tứ Nhiếp
Pháp [2] ”
khéo che đậy, những thủ đoạn gian xảo, lừa đảo của giáo pháp này là để
quyến rũ mọi người theo tôn giáo của mình đông đảo, biến thành một lực
lượng phục vụ và quên mình lăn xả, dám hy sinh cho những sự mê tín lạc
hậu này. Còn làm việc từ thiện của Phật giáo phát triển có tính tích
cực, đó chỉ là một hành động tích cực theo thế tục hóa, theo trào lưu xã
hội mà thôi.
(Trích Lời nói đầu Đường Về Xứ Phật tập 8)
Những
lời mà các bạn đã nói, những bài mà các bạn viết đưa lên mạng bài bác
thầy Thông Lạc đâu phải Thầy không đọc, không biết nhưng tại sao Thầy im
lặng? Vì trong Tương Ưng kinh tập 3 trang 249 Phật dạy:
“Này
các tỳ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
Này các tỳ kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ một ai ở đời”.
Trước khi nhập diệt, Phật để lại lời di chúc: “Này
các Tỳ kheo, các con hãy lấy Giới Luật và Giáo Pháp của ta làm thầy và
làm chỗ nương tựa để tu hành vững chắc khi Ta nhập Niết bàn ….” “Giới
luật còn là Phật còn, giới luật mất là Phật mất”.
Do
đó, những người con Phật phải sáng suốt lựa chọn vị thầy đầy đủ giới
hạnh mà nương tựa tu hành để tránh tìm minh sư (thầy sáng) lại gặp manh
sư (thầy mù) các bạn ạ!
Nếu
bạn không biết rõ những giới luật của tu sĩ thì bạn cứ hỏi tăng ni. Nếu
tăng ni viện lí do bạn là cư sĩ không được xem, được nghe giới hạnh của
tu sĩ mà không trả lời thì bạn cứ mở mạng Internet tìm kiếm: 10 giới sa
di, 100 giới chúng học, 250 giới Tỳ kheo, 348 giới Tỳ kheo ni, luật
xuất gia,… Tất cả đều có trên mạng hết. Bạn cứ lấy giới luật mà nhận xét
phẩm hạnh của tu sĩ để biết ai là người chân tu, ai là người giả tu.
Bạn đừng sợ tội khi xem những giới luật của tăng, ni vì Giới "Sìla" là từ ngữ của Pàli được hiểu theo nhiều nghĩa như: "việc thực hành đạo đức, đức tính tốt, đạo đức Phật giáo, và điều lệ về đạo đức".
Theo quan điểm Phật giáo, Sìla bao gồm hai nghĩa: giới điều về đạo đức (theo phương diện đạo đức), và phong cách cư xử về đạo đức (theo phương diện tu tập). Với nghĩa đầu tiên, nó được xuất phát từ lời dạy của đức Phật khuyên con người: tránh
ác làm lành, tu tập thân-khẩu-ý thanh tịnh, diệt trừ tất cả những phiền
não tham-sân-si đưa đến sự an lạc giải thoát cho chính mình. Với
nghĩa thứ hai, không những nó khuyên con người quý mến nhau, thương yêu
nhau, thông cảm cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ nhau; mà còn hướng dẫn
con người làm thế nào để tu tập Sìla (Giới) thích nghi với mọi tình
huống xã hội hầu mang lại lợi ích, an vui và hạnh phúc thật sự cho mình
và người. Đây chính là ý nghĩa Sìla tích cực và năng động trong giới
Phật giáo. Ý nghĩa Sìla như thế mới có thể đóng góp vai trò quan trọng
của nó về phương diện đạo đức trong cuộc sống con người và cộng đồng xã
hội ngày nay”.
Như
chúng ta biết rằng, cuộc sống của các hàng đệ tử phật trong 5 chúng,
như là: Tỳ-kheo (Bhikkhus), Tỳ-kheo-ni (Bhikkhunìs), Sa-di (Sràmaneras),
Phật tử Nam (Upàsakas), Phật tử Nữ (Upàsikas), được tuân thủ những giới
điều của Phật giáo. Nền tảng cội nguồn của những quy điều này truyền
đến thế hệ chúng ta từ một hình thức rất sớm với tên gọi là
Ba-la-đề-mộc-xoa (Pàtimokkha), và được tập hợp lại từ những quy điều tự
viện khác nhau được bao gồm trong Luật Tạng (Vinaya Pitaka).
Ba-la-đề-mộc-xoa
có 2 phần: một dành cho Tỳ-kheo bao gồm 227 giới (12), và một dành cho
Tỳ-kheo-ni bao gồm 311 giới (13). Mặt khác, Ba-la-đề-mộc-xoa được phân
chia thành 8 loại tội lớn nhỏ khác nhau dành cho Tỳ kheo, và 7 loại tội
cho Tỳ-kheo-ni (vì không có 2 pháp Bất Định -Aniyatà) được trình bày tóm
tắt như sau:
Số tt
|
Các loại giới
|
Tỳ-kheo
|
Tỳ-kheo-ni
|
1
|
Ba-la-di (Pàràjika: Defeat Rules)
|
4
|
8
|
2
|
Tăng Tàn (Sanghàdisesa: Formal MeetingRules)
|
13
|
17
|
3
|
Bất Định (Aniyatà: Undetermined Rules)
|
2
|
-
|
4
|
Xã đọa (Nissaggiyà Pàcittiya: Forfeiture Rules)
|
30
|
30
|
5
|
Tội Đọa (Pàcittiya: Expiation Rules)
|
92
|
166
|
6
|
Hướng Bỉ Hối (Pàtidesaniyà: Confession Rules)
|
4
|
8
|
7
|
Chúng Học (Sekhiya: Training Rules)
|
75
|
75
|
8
|
Diệt Tránh (Adhikarana Samatha: Legal Question Rules)
|
7
|
7
|
Tổng Cộng
|
227
|
311
|
Đó là phần giới Pàtimokkha dành cho Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. Tiếp theo là
phần 10 giới dành cho vị Sa-di (Sàmanera), đó là tránh xa :
1. Việc sát sanh (Destroying life)
2. Việc trộm cắp (Stealing)
3. Việc tà dâm (Impurity)
4. Việc nói dối (Lying)
5. Việc uống các chất say và rượu mạnh (Arrack and strong drink and intoxicating liquors)
6. Việc ăn phi thời (Eating at forbidden times)
7. Việc ca múa hát xướng và xem nghe (Dancing, singing music and seeing spectacles)
8. Việc đeo tràng hoa thơm và thoa phấn sáp ( Garlands, scent, unguents, ornaments, and finery)
9. Việc xử dụng giường cao và rộng lớn (The use of the high or broad beds)
10. Việc cầm giữ vàng bạc (Accepting gold and silver) (14).
2. Việc trộm cắp (Stealing)
3. Việc tà dâm (Impurity)
4. Việc nói dối (Lying)
5. Việc uống các chất say và rượu mạnh (Arrack and strong drink and intoxicating liquors)
6. Việc ăn phi thời (Eating at forbidden times)
7. Việc ca múa hát xướng và xem nghe (Dancing, singing music and seeing spectacles)
8. Việc đeo tràng hoa thơm và thoa phấn sáp ( Garlands, scent, unguents, ornaments, and finery)
9. Việc xử dụng giường cao và rộng lớn (The use of the high or broad beds)
10. Việc cầm giữ vàng bạc (Accepting gold and silver) (14).
Theo quan điểm của đạo Phật, Giới được đặt trên nền tảng tình yêu
thương rộng lớn và lòng thương xót đối với tất cả chúng sanh. Vì thế,
muốn thành tựu giới trọn vẹn, chúng ta cần phải sống với sự chế ngự của
giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong
những lỗi nhỏ nhặt. Nhờ vậy, 3 nghiệp được thanh tịnh:
"Thân khẩu ý thanh tịnh, thị danh Phật xuất thế
Thân khẩu ý bất tịnh, thị danh Phật diệt độ".
Thân khẩu ý bất tịnh, thị danh Phật diệt độ".
(Trích trang đầu “Tìm hiểu về giới luật ( Sìla) trong Phật giáo”
của Thích Quang Thạnh)
Có
lẽ đã đến lúc những người con Phật phải nhìn lại Phật giáo ngày nay.
Nhiều ngôi chùa không còn là nơi tu hành mà là nơi tham quan, du lịch,
kinh doanh tôn giáo là do đâu? Phật dạy: “Các con phải tự thắp đuốc lên mà đi” thế
rồi tăng ni dạy cầu an, cầu siêu, cúng sao, giải nạn, niệm Phật cầu
vãng sanh Cực Lạc... Như thế có đúng với tinh thần tự lực mà Phật đã dạy
không? Trong giới luật của hàng tu sĩ có giới không ca hát, không nghe
ca hát. Thế mà nhiều tu sĩ tụng kinh ê a như ca và chế những bài hát về
đạo Phật rồi tự hát, dạy người hát. Đối với việc làm này Phật có tán
thán không thì các bạn hãy lật kinh bộ Tăng Chi tập 1 chương ba pháp
trang 299 sẽ biết. Phật nói rằng:
“Này
các tỳ kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh tức là
ca vịnh. Này các Tỳ kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc
Thánh tức là nhảy múa. Này các Tỳ kheo, đây được xem là trẻ con trong
giới luật bậc Thánh tức là cười quá đáng để lộ cả răng. Do vậy, này các
Tỳ kheo, hãy phá cây cầu đi đến hát! hãy phá cây cầu đi đến múa! Thật là
vừa đủ, nếu người được hoan hỷ”.
Các
bạn cho thầy Thông Lạc là MA trong Phật giáo. MA mà giữ đúng phạm hạnh
của tu sĩ còn hơn người tự xưng là đệ tử Phật mà phạm giới, phá giới.
Mặc dù tuổi ngoài 80 nhưng Thầy vẫn tận dụng sức lực của tuổi già. Ban
ngày thì Thầy lo xây dựng từng am thất nhỏ cho tu sinh tu tập. Ban đêm
Thầy miệt mài viết những quyển sách dạy đạo đức làm người. MA mà biết
dạy cư sĩ và tu sĩ sống đúng giới hạnh để duy trì Phật giáo vì “Giới luật còn là Phật còn, giới luật mất là Phật mất”.
Các
bạn có đọc hai tập Văn Hóa Truyền Thống, mỗi tập dày gần 400 trang mà
thầy Thông Lạc đã dạy cho người tu những giới đức, giới hạnh, giới hành
chưa? Thầy nói: “Những
tu sĩ và cư sĩ Phật giáo đều là những bậc Thánh tăng, Thánh ni và Thánh
cư sĩ. Vì thế trong đời sống hiện tại trên thế gian, hằng ngày quý vị
phải biết cách thức sống đúng đạo đức nhân bản- nhân quả thì sự an vui
hạnh phúc mới thực sự là chân thật. Do muốn biết cách thức sống đúng đạo
đức nhân bản- nhân quả nên phải biết rõ ràng từng hành động thân,
khẩu, ý của mình như thế nào đúng và như thế nào sai giới luật, sai giới
luật là phạm giới. Sống đúng giới luật là sống đúng đức hạnh, sống đúng
đức hạnh là sống thương yêu nhau, đem lại sự an vui cho nhau. Sống phi
giới luật là sống vô đạo đức, sống vô đạo đức là sống đem khổ đau cho
nhau, chẳng biết thương nhau…”
(Trích Lời nói đầu Văn Hóa Truyền Thống tập II)
Tôi
đã tìm hiểu thầy Thông Lạc trong suốt thời gian dài. Không một quyển
sách nào Thầy viết mà tôi không đọc. Không một băng đĩa nào Thầy thuyết
cho những người tôi quen biết mà tôi không mượn nghe. Tôi tìm đọc bộ
kinh Nguyên Thủy để đối chiếu những gì Thầy dạy. Thậm chí tôi còn về tu
viện Chơn Như vừa tu học, vừa tìm hiểu cách dạy tu sinh qua thân hành
giáo của Thầy. Tôi hỏi thăm vài người dân tại huyện Trảng Bàng, nhất là
những cụ già để xem người ta nhận định về Thầy như thế nào? Cuối cùng
tôi mới đưa ra kết luận: “Thầy Thông Lạc là bậc chân tu, sống đúng giới hạnh”.
Dân gian có câu: “cây ngay không sợ chết đứng”, “ vàng thật không sợ lửa”. Dù
bạn có thổi trăm trận cuồng phong, thầy Thông Lạc vẫn là cây tùng đứng
hiên ngang giữa bão táp. Dù bạn có nói ngàn lần lời nói “Đừng tin thầy Thông Lạc” thì Thầy vẫn là con sư tử dõng dạc rống lên rằng:
“Chúng
tôi là đệ tử của Phật, noi gương Ngài, những gì của Phật đã bị ngoại
đạo ném bỏ xuống thì chúng tôi dựng lại, còn những gì không phải của
Phật gây ảnh hưởng xấu tai tiếng cho Phật giáo, gây ảo tưởng, trừu
tượng, mê tín, lạc hậu v.v… khiến cho Phật giáo suy đồi thì chúng tôi
ném bỏ xuống hết. Bởi vì khi tu xong chúng tôi như những người đứng trên
núi cao nhìn xuống, thấy kinh sách, thấy ai tu hành không đúng chánh
pháp của Phật, chúng tôi đều biết rõ. Do đó, tổ nào có ý đồ ném bỏ và
kiến giải sai về Phật giáo thì chúng tôi có bổn phận phải chỉnh đốn lại
và làm cho con đường Phật giáo sáng chói huy hoàng, chứ không thể để
Phật giáo biến thành đống giáo lý tổng hợp. Nhờ đống giáo lý ấy mới có
một số người lợi dụng làm nghề sinh sống mê tín, lừa đảo và làm cây chùm
gửi, ăn bám vào người khác, biến họ thành gánh nặng cho xã hội. Lời nói
này, tin hay không tin là quyền ở các bạn…”
(Trích “Những Lời Gốc Phật Dạy” tập III trang 166 )
Ngày 10 tháng 03 năm 2010
Kính ghi
Cư sĩ: Tính Nghĩa
[1] - A
La Hán là quả vị của người tu sĩ đạo Phật đã chứng đạt Bốn Thánh Định
và Tam Minh, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi sanh tử.
[2] - Tứ Nhiếp Pháp là bốn pháp môn của kinh sách phát triển dùng để khuyến dụ và lôi cuốn những người khác theo tôn giáo của mình.
Tính Nghĩa
Theo GIỌT NẮNG CHƠN NHƯ
0 nhận xét :
Đăng nhận xét