Kính
thưa quý phật tử và độc giả,
Quý
vị đã bao lần từng đọc, từng nghe những lời dạy của thầy Thông Lạc cảnh báo như
sau:
“Sách (hoặc ai dạy người) mà viết sai (mà dạy sai) là để lại cho đời những tai hại rất lớn, nhất là sách (hoặc lời dạy) thuộc về tôn giáo lại còn tai hại cho nhiều thế hệ. Bởi tôn giáo là nhu cầu cần thiết cho tinh thần mọi người.
Kính thưa quý vị! Đừng háo danh khi tu hành chưa tới nơi tới chốn
mà vội viết kinh sách (vội dạy người) là phải mang tội giết nhiều người, giết nhiều thế hệ như kinh sách phát triển. Quý vị có biết không?
Xin
quý vị đừng múa bút viết
sách (hoặc dạy
người) theo kiến giải
khi mình tu chưa
xong, sách đó (lời dạy đó) sẽ gây đau khổ cho loài người và tạo thêm tội ác cho mình.
Những sách đó (lời dạy đó) chẳng ích lợi gì cho ai cả, chỉ làm thỏa lòng danh lợi của mình”. (Trích LỜI BẠT sách Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sanh).
Thế
nhưng, thật đáng tiếc cho những kẻ “điếc
không sợ súng”, bất chấp những lời dạy chí tình, chí nghĩa của bậc Thầy vĩ
đại nên mới làm bừa, làm ẩu. Vừa mới học lóm được đôi ba chữ trong kinh sách Thầy
biên soạn, chẳng hiểu rõ đầu xuôi đuôi ngược ra sao đã vội xưng danh tỳ kheo để
làm thầy thiên hạ, dạy dỗ đủ điều, nhưng những lời sai nhiều hơn chữ đúng.
Thật
là tại họa! Phật tử đang tìm cách cố tránh một sai lầm mê tín này, lại bị rơi
vào một đường tà khác. Vậy mà có ai hay? Xót thương thay bao nhiêu lớp chúng sơ
cơ đã đặt trọn lòng tin tưởng vào những lời dạy của kẻ “tu sĩ nửa mùa” vội vã
rao giảng để kiếm chút tiếng tăm. Lỗi lầm lớn nhất của kẻ “tu sĩ nửa mùa” kia
không còn biết mình vẫn chỉ là một cư sĩ sơ cơ.
GNCN
xin giới thiệu và chia sẻ đến quý vị một thời pháp của vị “tu sĩ nửa mùa” nọ để
quý phật tử và độc giả thận trọng với những vị “thầy tự phong”, tưởng mình xiển
dương chánh pháp nhưng thực sự là đang phá hoại những gì thầy Thông Lạc dựng lại.
Mời
quý vị cùng đọc câu hỏi và trả lời sau:
[CÂU HỎI:
- Có 6 nẻo luân
hồi không thầy?
TRẢ LỜI:
- Không
có 6 nẻo luân hồi
- Nếu vậy tại
sao trong kinh sách đại thừa có nói đến 6 nẻo luân hồi vậy?
- Điều nầy, cho
các con thấy rằng, đây là trò láu cá của 3 Tàu trong âm mưu tuyên truyền bá đạo
của họ. Nguyên
là lúc đức Phật đi học đạo, Ngài trải qua 6 đạo, nhưng, sau khi Ngài
chăm chỉ tu học và Ngài tu tập thành đạt cao hơn thầy dạy. Lúc bấy giờ nhờ tư
thế cao hơn thầy, Ngài mới nhận ra được đây là tà đạo, không lợi gì cho việc tu
hành. Từ đó, Ngài bỏ ra đi và tự mình nhập thiền định 49 ngày đêm để tìm chân
lý. Và cuối cùng Ngài chứng quả và tìm ra được chân lý TỨ DIỆU ĐẾ. Để dạy lại cho đệ tử, Ngài phải mất 3 tuần lễ, tìm ra những
pháp tu giúp hành giả dùng đó tu tập chứng quả. Khi chứng đạo, Ngài mạnh
mẽ lên án 6 tà đạo và 62 đường tà u mê mê tín dị đoan. Đại để là tụng
kinh, gõ mõ,... đó là những pháp tu u mê, mê tín. Tà đạo là mật tông, adidà,
dilặc, quan âm.....Cũng để đánh lừa Phật tử, 3 Tàu ngụy tạo, dựng ra 84,000
pháp môn tu hành nhằm tạo hoả mù, khiến Phật tử ngây dại, si mê, không thể nào
phân biệt được thực, giả!
Lúc bấy giờ các tổ 3 Tàu láu cá sửa lại
là có 6 nẻo luân hồi.
- Tại sao họ làm
như vậy?
- Tại vì, nếu để Phật tử biết được Phật
có lên án 6 tà đạo, thì Phật tử, đâm ra nghi ngờ, Nếu đã có nghi ngờ, thì trước
sau gì cũng bị lật tẫy. Vì vậy, để Phật tử không biết có 6 tà đạo, cho nên họ sửa
thành 6 nẻo luân hồi. Phật tử không
nghi ngờ. từ đó, bị lọt vào bẫy u mê. Một khi đã u mê thì thành ghiền, ghiền rồi
thì phải trung thành tin tưởng và không có còn nghi ngờ gì nữa.
Các con thấy rõ
trò chơi láu cá của 3 Tàu chưa?
Luân hồi rất là
đơn giản thôi. Ta là người ta phải chết. Khi chết, thì ta phải tái sinh. Tái
sinh làm người hay làm súc vật, là do nghiệp lực ta tạo ra từ Thân-miệng-ý.
Hành động của thân như đánh đập, vuốt ve, miệng nói, ăn uống, ý nghĩ đưa đến
hành động. Nghiệp lực từ thân-miệng-ý nầy do ta tạo ra mà tái sinh làm người
hay làm thú vật để hưởng phước hay trả nợ NHÂN QUẢ
Nhân quả xét rất
là vi tế, Ví dụ 1, con cho người ăn mày 1, 000 đồng. Nhưng, khi có người đẹp
nhìn thấy, con cho 100,000 đồng. Tình thương của con đối với người ăn mày là
1,000 đồng. Còn 99,000 đồng là con mua chuộc tình của nàng thiếu nữ. Rõ ràng phải
không vậy? Ví dụ 2, khi thiên tai xảy ra, cơ quan từ thiện kêu gọi bá tánh giúp
đỡ. 1 tỷ đồng. Họ đem giúp ra cứu trợ là 440,000.000 đồng, còn bỏ túi 560,000,000.
đồng, như vậy, giữa tình thương với bỏ túi, theo con, nhân quả, tính thế nào?
Các nhà cứu trợ kiểu nầy có tái sanh làm người không vậy?
Con là người yêu
thơ và làm thơ, là người rất hiếm trong xã hội loài người. Con đem tài hoa của
mình đi ca tụng bọn lưu manh tôn giáo, chỉ biết lợi dụng lòng ngây thơ của bá
tánh để lường gạt kiếm ăn. Dù cho con bị lợi dụng, con cũng góp phần, đồng lõa
với tội ác. Vì vậy kiếp sau con chưa chắc được làm người và con lãnh hậu quả xấu
là điều hiển nhiên!. Bây giờ con từ bỏ và trở về, đem những dòng thơ tuyệt tác,
đuổi bọn lưu manh cứu thoát bá tánh khỏi rừng u mê mê tín dị đoan, đồng thời,
con luôn hướng tâm sống trong thiện pháp, vẫn còn kịp đấy ạ.]
T.T.T
Qua
câu hỏi “có 6 nẻo luân hồi hay không?”
Dựa theo lời Phật dạy và lời thầy Thông Lạc giảng, chúng tôi xin trao đổi vài ý
để quý vị cùng chia sẻ.
Trước
tiên cần phân biệt “kiếp luân hồi”
và “6 nẻo luân hồi”.
Đạo
Phật thừa nhận chúng sanh hữu tình vì vô minh nên phải trôi lăn bao nhiêu kiếp sống
luân hồi trong biển khổ ô trược không làm sao thoát ra được. Đạo Phật ra đời chỉ
dạy cho con người con đường thoát ra khỏi kiếp trầm luân để sang bên kia là bến
bờ giải thoát.
Lời
Phật dạy, Ngài chỉ rõ chúng sanh hữu tình cứ mãi trôi lăn trong luân hồi nhân
quả:
“…Tỷ-kheo dẫn
tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời,
hai đời, ba đời, …một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều
hoại kiếp và thành kiếp. Vị ấy nhớ: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như
thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh
ra chỗ nọ, tại đây, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế
này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế
này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Tỷ-kheo nhớ
đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết”.
“…Vị ấy biết rõ
rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người
may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: Này các Hiền giả, những
chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh,
theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng
chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục…”
(Kinh Sa Môn Quả - Trường Bộ)
Như
vậy, kiếp luân hồi nhân quả của chúng sanh là một phần quan trọng trong giáo lý
của đạo Phật. Đó là sự hiện hữu thực tiễn bằng hình hài của mỗi chúng sanh, mỗi
cuộc đời mà chúng ta đang nhận thấy hiện tiền. Từ con người cho đến các loài vật
có thân xác khủng, cho đến nhưng loài nhỏ nhít phải dùng kính phóng to mới nhìn
thấy. Tất cả đều đang lặn ngụp trong những kiếp luân hồi.
Đối
với “6 nẻo luân hồi”, đây cũng là một phần rất quan trọng trong giáo lý của đạo
Phật. Có 6 nẻo luân hồi chứ không phải không có như “vị thầy nửa mùa” kia đã khẳng
định rồi dẫn chứng lạc sang một vấn đè khác.
Sáu
nẻo luân hồi là một trạng thái của tâm và các hành của con người mà bất cứ người phật tử nào đến với giáo
lý đạo Phật đều phải thông hiểu. Nếu không thông hiểu những giáo lý này, xin đừng
vỗ ngực xưng danh tỳ kheo này nọ để dạy người là một tai họa phỉ báng và hủy diệt
chánh pháp.
Sáu nẻo luân hồi hay phải hiểu rộng
nghĩa hơn, đầy đủ hơn là trạng thái sáu
nẻo luân hồi trong ba cõi.
Sáu
nẻo luân hồi gồm: 1- Trời; 2- Người; 3- Atula; 4- Ngạ quỷ; 5- Súc sanh và 6- Địa ngục.
Ba
cõi gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Sáu
nẻo luân hồi là một trạng thái thực có đang diễn biến trôi chảy không ngừng
nghỉ trong tâm trạng của mỗi chúng sanh hữu tình. Điều này đã được Phật dạy và thầy
Thông Lạc đã giảng kỹ như sau:
“…Theo đúng
nghĩa của kinh sách Nguyên Thủy thì sáu cõi
luân hồi tưởng này chỉ ở tại thế gian của chúng ta trên hành tinh này, không có ở nơi nào khác nữa. Tùy theo đặc tính, cách sống của mọi con người và những loài vật trên hành tinh
này mà phân chia ra làm sáu nẻo luân hồi:
1- Để chỉ cho cõi Trời, đó là những người đang sống trong cảnh tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, không làm khổ mình khổ người và không làm
điều ác, toàn làm điều thiện, muốn chi có nấy. Đó là những bậc chân tu, những bậc Đại Đức đang sống trầm lặng, sống với trí tuệ nhân quả, sống với tâm hồn tha thứ và thương yêu mọi loài chúng
sanh.
2- Để chỉ cho cõi Người có thiện, có ác, có dục, có ái, có thương, có ghét,
v.v... đó là những con người sống một đời sống bình thường nên có vui,
có buồn, có bệnh tật, tai nạn, có phiền não khổ đau, có bất toại nguyện, có rầu lo sợ hãi, nhưng lại biết buông xả nhẹ nhàng nên vẫn thấy có hạnh phúc. Tuy cơm ăn áo mặc đầy đủ không thiếu trước hụt sau, nhưng vì là đời sống con người nên không thể tránh khỏi luật nhân quả chi phối.
3- Để chỉ cho cõi Atula,
đó là chỉ cho những người bản chất nóng nảy sân hận, giận dữ chuyên đánh đấu đá với nhau.
Kinh Nguyên Thủy thường nhắc đến vua Atula đem
quân đánh Trời Đế Thích, đó là chỉ cho những hạng người chuyên môn đi đánh cướp nước người mà lịch sử của loài người đã chứng minh điều đó cụ thể. Vì thế chúng ta nên biết kẻ nào đem quân
xâm chiếm nước người giết hại sanh linh là Atula.
4- Để chỉ cho cõi Ngạ quỷ, đó là chỉ cho những người sống trong cảnh đói khổ thiếu trước hụt sau mọi mặt, muốn ăn không có mà
ăn, muốn ăn mà ăn không được. Cho nên kinh
thường diễn tả một Ngạ quỷ bụng to như trống chầu mà cổ nhỏ như cây kim vì thế đói khát mà ăn
uống chẳng được nên gọi là Ngạ quỷ.
5- Để chỉ cho cảnh Địa ngục, đó là những người bệnh tật trầm kha kinh niên.
Quanh năm suốt tháng đau nhức chỗ này chỗ kia khổ sở vô cùng hoặc nằm trên giường bệnh suốt nhiều năm tháng, chết không chết, sống không sống, đại tiểu tiện một chỗ, chịu hôi chịu thối của chính bản thân mình v.v… Thật là đầu đội chậu máu, đít ngồi bàn chông.
6- Để chỉ cho cõi súc
sanh có hai phần:
- Phần thứ nhất: là chỉ cho những con người mang hình dáng
con người mà tâm địa súc sanh.
- Phần thứ hai: là chỉ cho các loài vật hiện có mặt trên hành tinh này”.
(Đường Về Xứ Phật – Tập V)
Như
vậy thật rõ ràng, cả đức Phật và thầy Thông Lạc đều đã dạy: có kiếp luân hồi, có sáu nẻo luân hồi.
Lời Thầy giảng vẫn còn đây, Thầy nhập diệt cũng chưa bao lâu, vậy mà nay đã sớm
có người vì học sai, hiểu sai rồi vội vã đi dạy người phá bỏ những gì Thầy vừa
dựng lại. Việc làm này là “Xiển Dương Chánh Pháp hay Hủy báng Chánh Pháp?”. Xin
quý vị suy ngẫm.
Kính
thưa quý phật tử và độc giả. Chúng tôi nhận thấy có những lời dạy sai trái của
những người tự xưng là học trò của thầy Thông Lạc, mượn chữ Thầy để thêm lời
mong cầu danh vọng cho mình. Thật chẳng biết tàm quý là gì. Lợi đâu chẳng thấy mà thấy
ngay sự tai hại cho lớp người sau.
GNCN
là trang web “Dựng Lại Chánh Pháp” do thầy Thông Lạc đã khổ công xây dựng, xiển
dương. Bởi vậy, nhận thấy những gì không đúng với Chánh Pháp của Phật, của Thầy
thì chúng tôi lên tiếng. Chỉ mong muốn những học trò của Người (cả người rao giảng
lẫn người nghe theo) đều thận trọng suy ngẫm lại để điều chỉnh cho chuẩn với những
lời chân thật của Thầy đã dạy. Không nên rao giảng lại một cách sai lệch thì dẫn
đến tai hại nhiều hơn là lợi ích.
Nếu
chúng tôi không lên tiếng, mọi người đều im lặng thì hóa ra mặc nhiên thừa nhận
những lời “rao giảng” đầy sai lạc ấy trở thành đúng đắn. Nghiệt ngã thay, “vị thầy
nửa mùa” kia lại được khá đông lớp phật tử trẻ tin cậy, vâng lời mới là điều tai
hại lâu dài về sau.
Những
cái sai của “vị thầy nửa mùa” nọ còn rất nhiều. Kính mong quý vị có tâm huyết với
chánh pháp Phật do thầy Thông Lạc dựng lại hãy lên tiếng để dẹp bỏ tà vạy, giữ
gìn chánh pháp trường tồn là lợi ích to lớn cho mọi người.
Kính mong sự hợp tác, chia sẻ của quý vị. GIỌT NẮNG CHƠN NHƯ
0 nhận xét :
Đăng nhận xét