Vấn đạo của Viên Minh: "ĂN THỊT VÀ ĂN CHÚNG SANH".

GNCN xin giới thiệu đến quý phật tử và độc giả bài viết về “ăn thịt và ăn chúng sanh” của đạo hữu Nhật Minh sau khi vấn đạo HT Thích Viên Minh về vấn đề này. HT Viên Minh là một HT có danh tiếng của phật giáo Việt Nam đương đại, (hiện HT đang trụ trì Tổ Đình Bửu Long, phường Long Bình, Quận 9, TP HCM – chủ biên website trungtamhotong.org) nhưng qua lời giảng của Ngài có nhiều vấn đề chúng ta cần phải xem xét, suy ngẫm thật kỹ càng.
Từ lời dạy của Ngài: “Ăn thịt và ăn chúng sanh là hai việc khác nhau. Ăn thịt là ăn tứ đại không thức tánh, còn ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh.Thì chúng tôi hết sức lấy làm hoang mang, không thể hiểu nổi. Đức Phật dạy tất cả chúng sanh đều với thân “Tứ Đại”, giờ HT lại dạy thêm “Ngũ Đại”. Có lẽ vì thế mà phật giáo Nam tông Nguyên thủy thỏa sức ăn thịt chúng sanh mà không hề sợ bị phạm vào giới luật Phật dạy chăng? Mong các bậc cao minh bàn luận thêm. Mời quý vị cùng đọc:
ĂN THỊT VÀ ĂN CHÚNG SANH
Nhân duyên một lần ghé xem trang www.trungtamhotong.org tôi đọc được câu của Hòa thượng Thích Viên Minh trả lời độc giả. Nhận thấy câu trả lời của HT có liên quan đến bài kinh Jivaka nhưng HT hiểu một cách rất sai lệch về lời Phật dạy trong kinh. Quý vị hãy đọc câu hỏi của độc giả và câu trả lời của HT dưới đây:     
[Ngày gi: 02-10-2013
Câu hi:
Kính thưa Thy. Con thy mi người nói ăn mn lm bnh tt, tui th rút ngn. Còn ăn chay là ít bnh và kéo dài tui th. Con mong Thy t bi ch dy đ con được thông sut. Con xin tri ân Thy .
Tr li:
Vy con mun sng lâu và không bnh tt thì cũng nên ăn chay, điu đó khá đúng và cũng khá tt, người n giáo cũng đã ăn chay đ trường sinh hàng ngàn năm trước khi đc Pht ra đi. Đo Pht không có mc đích sng lâu, hay mnh khe cho cái thân mà ch yếu là tr v vi bn tâm thanh tnh trong sáng (pabhassara citta), vì vy mi có đnh nghĩa "chay là tnh, tâm thanh tnh gi là chay". (Trai gi tnh dã, ty tâm viết trai).
Tr li câu hi ăn sao cho thanh tnh ca ông Jīvaka, đc Pht dy rng: "Người thanh tnh dù ăn món ăn bt tnh thì tâm vn thanh tnh, người không thanh tnh dù ăn món ăn thanh tnh thì tâm vn bt tnh". Mt người biết hành đng, nói năng, suy nghĩ mt cách sáng sut, đnh tĩnh, trong lành thì chính là sng chay tnh, còn nếu ch ăn chay mà tâm không thanh tnh - lo lng, s hãi, tính toán bt an - thì không th nào giác ng gii thoát hoàn toàn được. Nên Pht dy thêm: "Dù sng trăm năm tâm không thanh tnh, chng bng sng mt ngày tâm được thanh tnh".]
Dựa theo câu trả lời của HT, tôi “tò mò” đặt câu hỏi để mong nhận được câu trả lời hầu mở rộng thêm “kiến chấp” từ HT. Đúng thật như vậy, sau khi đặt câu hỏi thì tôi nhanh chóng được đọc câu trả lời vào ngày hôm sau. Như chạm vào nỗi thầm kín riêng tư của HT nên trong câu trả lời đã thấy rõ sự chạnh lòng mai mỉa: Còn người ăn thịt có thanh tịnh và từ bi hay không thì cứ để họ tự nhận biết trên đường giác ngộ của họ. Người chấp mới xấu chứ người sai chưa hẳn đã xấu”.
Tôi hiểu rằng câu trả lời khỏa lấp của HT cũng giống như câu mà thế gian thường nói: “Người bẻ đũa mới xấu chứ người ăn tham chưa hẳn đã xấu”. Chuyện này ở đời, khi (trong bàn ăn độ mươi người) có một người ăn tham hết cả phần mọi người, một người khác giật lấy đôi đũa của ông ta bẻ đi thì (có thể) đúng là người ăn tham (chưa hẳn) đã xấu, còn người bẻ đũa thì cũng không lấy gì làm đẹp. Nhưng mọi người sẽ có ánh mắt đối với người ăn tham ra sao? Rõ rồi, ai cũng biết.  
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh thêm, HT là người tu thiền Minh Sát Tuệ thuộc Nam tông Nguyên thủy, một hệ phái phát triển vẫn thường xuyên ăn thịt chúng sanh khi “không giết, không thấy, không nghe, không nghi người ta giết cho mình”, cho nên HT muốn bảo vệ quan điểm người tu sĩ cứ ăn thịt chúng sanh thỏa mái mà không tội. Như thế, há chẳng phải là người còn tham ăn quá sao? Quý vị hãy xem câu hỏi của tôi và câu trả lời của HT:   
(I)- [Ngày gửi: 04-10-2013
Câu hỏi:
Kính Thầy, một câu trả lời Thầy có dẫn: "Người thanh tịnh dù ăn món ăn bất tịnh thì tâm vẫn thanh tịnh, người không thanh tịnh dù ăn món ăn thanh tịnh thì tâm vẫn bất tịnh" (Kinh Jivaka). Vậy cho con hỏi:
1- Như thế nào là người thanh tịnh?
2- Một người còn ăn thịt chúng sanh (dù mình không giết, cũng không thấy, không nghe, không nghi người ta giết cho mình...) thì có là người thanh tịnh được không ạ? Người ấy có tâm từ bi (như đức Phật dạy) không ạ?
Trả lời:
1) Người thanh tịnh là người hành động, nói năng, suy nghĩ thường sáng suốt, định tĩnh, trong lành, không còn bị tham sân si trói buộc.
2) Ăn thịt và ăn chúng sanh là hai việc khác nhau. Ăn thịt là ăn tứ đại không thức tánh, còn ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh. Người ăn chay trưởng không ăn thịt nhưng lại không tránh khỏi ăn chúng sanh vì trong rau trái, trong nước uống đều có chúng đang sống. Vì vậy chúng ta là người tu đừng vội phê phán người khác, hay lên án ai mà nên thanh tịnh tâm mình và có lòng từ bi với mọi người mọi loài trước đã. Còn người ăn thịt có thanh tịnh và từ bi hay không thì cứ để họ tự nhận biết trên đường giác ngộ của họ. Người chấp mới xấu chứ người sai chưa hẳn đã xấu.
Về lòng từ bi thì như đức Bồ-tát bố thí máu thịt mình cho cọp mẹ ăn để sống mà nuôi đàn cọp con, đó là vì lòng đại bi của Ngài không phân biệt cọp ăn thịt hay bò ăn cỏ, hễ thấy chúng sanh khổ thì giúp trước rồi tính sau. Và vì Ngài là bậc đại trí nên biết rõ trình độ căn cơ và duyên nghiệp vay trả của chúng sanh mà vẫn bình đẳng không thiên vị chúng sanh nào. Đó là tấm gương cho lòng từ bi, thanh tịnh và trí tuệ của chư Phật và Bố-tát.]
Câu trả lời của một vị HT có danh trong làng Phật giáo Việt Nam và cả quốc tế, nhưng hàm chứa nội dung rất phi Phật pháp nên nó hấp dẫn tôi tăng thêm “kiến chấp” và tính “tò mò”. Theo câu trả lời của HT, tôi lại tiếp tục đặt câu hỏi cho HT, và cũng rất nhanh chóng nhận được câu trả lời. Mời quý vị đọc tiếp: 
(II)- [Ngày gửi 05-10-2013
              Câu hỏi:
              Kính Thầy, con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con.
             Trong câu trả lời, nhận thấy có những khái niệm mà con chưa tỏ, xin thưa Thầy để được Thầy giảng giải cho con rõ hơn:
             1) “Người thanh tịnh là người hành động, nói năng, suy nghĩ thường sáng suốt, định tĩnh, trong lành, không còn bị tham sân si trói buộc.” Thưa Thầy, như thế theo con hiểu, người thanh tịnh là người đã chứng đạo. Vậy tu tập pháp nào để không còn tham sân si trói buộc (giải thoát)?
             2) “Ăn thịt và ăn chúng sanh là hai việc khác nhau. Ăn thịt là ăn tứ đại không thức tánh, còn ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh…” Thưa Thầy, xin Thầy giảng rõ hơn về sự phân biệt và cho ví dụ cụ thể:  
             - Như thế nào là “Ăn thịt là ăn tứ đại không thức tánh” và “ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh…” .
             - Thức tánh ở đây có gì khác khái niệm Phật tánh trong kinh sách Bắc tông không thưa Thầy? 
Tr li:
1) Người thanh tnh đương nhiên là bc Thánh nhưng cũng có thngười còn đang tu tp đúng hướng và đúng pháp, đó chính là tu theo Bát Chánh Đo, Gii Đnh tu. Nghĩa là thường thn trng chú tâm quan sát li hành đng nói năng suy nghĩ ca mình, đ cho tham sân si không th dn dt chi phi được.
2) Ăn tht t đi không có thc tánh ging như Ngài Milarepa Tây Tng ăn tht do nhng người th săn biếu, hoc như T Hu Năng, Tế Điên Hòa Thượng Trung Hoa, Tu Trung Thượng Sĩ Vit Nam, v.v... Còn ăn tht chúng sanh thì ging như nhng người sát sanh mà ăn, hoc ăn sng trc tiếp nhng vt còn sng v.v... mà con đã tng biêt.
3) Thc tánh chính là tánh biết có nơi tt c chúng sanh hu tình. Tánh biết này nếu không b bn ngã che lp thì rt sáng sut và mu nhim nên Bc Tông gi là Pht Tánh. Ch khác là tâm thc thường ám ch hin tướng ca tâm, còn Tánh Biết hay Pht Tánh thì ch thc tánh chân đế ca tâm.]
Tiếc thay! Đến đây thì HT phải kéo thêm luôn cả những vị tu sĩ rất “tai tiếng” và “hư hỏng” trong giới luật của đạo Phật để mong san sẻ bớt những nghiệp tội của minh. Tôi càng chắc chắn rằng những vị HT hay bất cứ vị tu sĩ nào (Thượng tọa, Đại đức, Tiến sĩ, Giảng sư…) còn vi phạm giới luật thì trí tuệ vô lậu thật hạn hẹp (hầu như không có), nhưng sự bảo thủ vào kiến chấp của mình thì khó bề lay chuyển. Tôi tiếp tục “truy” thêm câu hỏi để xem HT trả lời ra sao:   
(III)- Ngày gửi 06-10-2013.
              Câu hỏi:
              Kính Thầy. Qua câu trả lời của Thầy, có điều con thấy rất khó tư duy thông suốt được.
             1. Như Thầy dạy “ăn thịt tứ đại không có thức tánh” … Phải chăng người ăn thịt do người khác giết thì không tội?
             2. Thầy dạy người tu “đúng hướng và đúng pháp, đó là tu theo Bát Chánh Đạo, Giới Định Tuệ”. … Kính Thầy giảng dạy một cách tóm tắt cho con được hiểu.
             Xin cảm ơn Thầy.
Có lẽ đến lúc này HT đã nhận ra được ý của người đặt câu hỏi nên HT “im lặng” không trả lời hoặc không thể trả lời được. Bởi ngay trong câu trả lời của HT đã hiện rõ sự thiếu hiểu biết, rất sai lệch về giáo lý của đạo Phật, (Tứ đại, Ngũ đại, Thức tánh, Tánh biết, Phật tánh,…). Nghĩ rằng HT có thể bận việc chưa trả lời, tôi ráng chờ đợi thêm một ngày nhưng HT vẫn im lặng. Tôi đành thưa lại câu hỏi thêm một lần:     
(IV)- Ngày gửi 08-10-2013.
Câu hỏi:
Kính gửi thầy Viên Minh,
Ngày 04 và 05/10/2013 con có câu hỏi thưa với Thầy, con rất lấy làm phấn khích được Thầy trả lời. Qua những câu trả lời của Thầy, con suy tư mãi nhưng không thể lý giải được, nên con lại thưa hỏi tiếp vào ngày 06/10. Nhưng lần này con không nhận được câu trả lời của Thầy nữa. Con không hiểu vì sao? Nếu có lầm lỗi điều gì thì con xin sám hối và mong Thầy tha thứ, vui lòng trả lời câu hỏi của con, hoặc nếu vì một lý do nào đó khó trả lời thì xin Thầy nói rõ để con được biết ạ.
Nay, một lần nữa con xin thưa lại câu hỏi gửi ngày 06-10-2013 của mình, kính mong Thầy hoan hỷ giảng giải:
Kính Thầy. Qua câu trả lời của Thầy, có điều con thấy rất khó tư duy thông suốt được.
1. Như Thầy dạy “ăn thịt tứ đại không có thức tánh” con hiểu là người ăn thịt do người khác giết rồi đem biếu (cúng dường), như vậy thịt này là “thịt tứ đại” mà người ăn thì vẫn thanh tịnh. Còn “ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh…” tức do mình tự giết thịt mà ăn.
Xin Thầy hoan hỷ giải thích giùm con: “Ăn thịt tứ đại không có thức tánh…” mà tứ đại là Đất, Nước, Lửa, Gió. Còn “Ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh…” thì “ngũ đại” ở đây là những đại nào? Dựa trên cơ sở nào để phân ra sự khác nhau “tứ đại” và “ngũ đại” khi cùng một con vật bị giết để ăn thịt mà khi thì “Tứ” khi thì “Ngũ” như vậy? Phải chăng người ăn thịt do người khác giết thì không tội?
2. Thầy dạy người tu “đúng hướng và đúng pháp, đó là tu theo Bát Chánh Đạo, Giới Định Tuệ”. Như vậy người ăn thịt chúng sanh có phù hợp với Chánh Mạng trong Bát Chánh Đạo dạy hay không? Con đường tu theo Giới Định Tuệ thì nền tảng căn bản tu tập là gì?, bắt đầu khởi tu như thế nào? Kính Thầy giảng dạy một cách tóm tắt cho con hiểu.
Xin cảm ơn Thầy.  
Cuối cùng, như quý vị thấy đây, HT thực sự không có câu trả lời, như vậy HT vô tình thừa nhận sự hiểu biết rất mù mờ, mê muội của mình về giáo lý đạo Phật.
Qua đó tôi muốn có đôi lời chia sẻ với quý phật tử rằng chớ có tin, chớ có tin những lời giảng của những vị tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Tiến sĩ, Giảng sư… làu thông kinh điển nhưng không có lấy một ngày hành giới nghiêm chỉnh. Do vậy trí tuệ vô lậu của các vị rất chậm lụt, chỉ giỏi khua môi múa lưỡi để lừa người chưa biết, chứ làm sao qua mắt được người đã học hiểu tri kiến Phật đạo.
Để làm rõ câu trả lời về “ăn thịt và ăn chúng sanh” của HT hiểu theo kinh Jivaka, tôi xin trích dẫn lời giảng của Trưởng Lão Thích Thông Lạc để HT Viên Minh cùng quý phật tử tham chiếu:
Kinh Phật dạy:
“- Bch Thế Tôn, con nghe nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, h giết hi các sinh vt. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vn) dùng các loi tht được giết vì mình và được làm cho mình." Bch Thế Tôn, nhng ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, h giết hi các sinh vt. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vn) dùng các loi tht được giết (vì mình) và được làm cho mình", bch Thế Tôn, nhng người y có nói chính li Thế Tôn, h không xuyên tc Thế Tôn không đúng s tht, h tr li đúng pháp, thun pháp, và nhng ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thun (pháp) không có th qu trách? 
- Này Jivaka, nhng ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, h giết hi các sinh vt. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vn) dùng các loi tht được giết (vì mình) được làm cho mình", nhng người y không nói chính li ca Ta, h xuyên tc Ta, không như chân, không như tht. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hp, tht không được th dng thy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hp này, tht không được th dng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hp, tht được th dng: không thy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hp này, tht được th dng”.
Hiểu theo lời Phật dạy và Trưởng Lão Thông Lạc giảng giải cặn kẽ, trong khi thọ dụng thực phẩm có ba trường hợp không được thọ dụng và ba trường hợp được thọ dụng thật dễ thấy như sau:
1. Ba trường hợp (thịt) không được thọ dụng, tức là nếu trong thực phẩm (của người tu sĩ) thấy rõ (sự) có thịt, nghe rõ (người khác nói) trong thức ăn này có thịt, và nghi ngờ trong thức ăn này có thịt (bởi thấy mùi hôi của thịt và mùi tanh của cá…) thì người tu sĩ không được ăn.
2. Ba trường hợp (thịt) được thọ dụng, có nghĩa là trong thực phẩm (của người tu sĩ) thấykhông có thịt, nghe rõ (người khác nói) trong thức ăn này không có thịt, và tự mình không nghi ngờ trong thức ăn có thịt (vì không có mùi hôi tanh của thịt, cá) thì người tu sĩ được ăn.
Nếu người tu sĩ còn tự tay giết hay bảo người khác giết để lấy thịt ăn thì là người phạm tội Sát Sanh, một nghiệp rất nặng mà người cư sĩ cần nên tránh, cớ sao các vị tu sĩ vẫn ăn thịt chúng sanh mà không nhận ra tội lỗi của mình?
Lý luận như các sư Nam tông để nuốt những miếng thịt chúng sanh cho trôi qua cổ họng, để thỏa mãn sự tham ăn, thích uống của mình mà không có ai chê trách được. Thật là ngu si và tham đắm, các vị có biết rằng với điều kiện truyền thông đa phương tiện như ngày nay, ai ai cũng có thể học giới luật, ai ai cũng có thể đọc kinh Phật, vả lại được sự hướng dẫn của bậc Thiện tri thức thì họ không dễ gì chấp nhận những lời giảng bậy bạ của các vị tà sư.
Để củng cố chắc chắn về quan niệm “ăn thịt và ăn chúng sanh”, xin thầy Viên Minh và quý phật tử cùng suy ngẫm lời đức Phật dạy:
“Ở đây, này Jivaka, tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jivaka, tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị.
Vị tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy." Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy.
Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly.
Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai? 
- Thưa không, bạch Thế Tôn. 
- Này Jivaka, tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?”…
Lời Phật dạy từ bi, thanh tịnh như vậy, mà những kẻ còn phàm tục mượn lốt “đầu tròn áo vuông”, tìm mọi cách khỏa lấp, bao che cho hành động tham ăn, khát uống các món đồ ăn khoái khẩu mà không có một chút lòng từ bi xót thương nào cả đối với chúng sanh. Họ không hiểu chúng sanh là những bạn bè gần gũi và thân thiết của con người, cùng sống bình đẳng trong một mái nhà chung là Hành tinh xanh này.
Người phật tử bình thường còn mở miệng đưa những miếng thịt chúng sanh vào thì không xứng đáng là người phật tử. Thật là xấu hổ! Nói chi đến một vị HT tôn túc mà ra sức bảo vệ và dạy dỗ chúng đệ tử cứ ăn thịt chúng sanh chẳng chút động lòng thương xót. Chỉ vì họ có học mà không hiểu, có học mà không hành. Chẳng hiểu thế nào là “Cao thượng thay, an trú lòng từ”, cho nên thật sự phí uổng cả một kiếp đời tu và còn mang tai họa đến cho bao nhiêu tín đồ đặt lòng tin nơi họ. 

 Nhật Minh  
Theo GIỌT NẮNG CHƠN NHƯ
Chia sẻ trên Google Plus

Về Unknown

Trang Website này chúng tôi tập hợp những gì thuộc về thông tin Phật giáo Việt Nam và Thế giới. Quý vị vô tư sử dụng tài liệu tại đây.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét